Vẽ chân dung khách hàng mục tiêu là một trong những kiến thức cơ bản, và nền tảng mà bất kỳ ai làm marketing cũng phải nắm vững. Trong bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách xây dựng chân dung khách hàng mục tiêu qua 4 bước với 43 câu hỏi.
Bước 1: Xem xét lại dữ liệu lịch sử
Với những doanh nghiệp đã kinh doanh một thời gian, có một lượng khách hàng nhất định, chúng ta cần phân tích lại xem nhóm nào quan trọng nhất đối với doanh nghiệp, ví dụ: mua hàng nhiều nhất hoặc là mang lại lợi nhuận cao nhất.
Đối với người mới khởi nghiệp, có thể bỏ qua bước này. Hoặc là bạn có thể dùng dữ liệu chung của ngành.
Bước 2: Áp dụng mô hình 5W – 2H để vẽ chân dung khách hàng mục tiêu
1. Nhóm câu hỏi WHO
Đây là những câu hỏi nhằm xác định rõ ràng những đặc điểm cơ bản, đặc điểm nhân khẩu học (demographic) của khách hàng mục tiêu. Chúng ta cần phải trả lời những câu hỏi sau:
1. Giới tính gì?
2. Bao nhiêu tuổi?
3. Làm nghề nghiệp gì?
4. Chức vụ gì?
5. Đã có gia đình hay chưa?
6. Đã có con hay chưa, bao nhiêu đứa?
7. Mức thu nhập bao nhiêu?
8. Học vấn như thế nào?
9. Ai là người mua hàng, ai là người chi tiền? (con mua hàng, cha mẹ chi tiền)
10. Ai là người gây ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định mua hàng? (vợ quyết định, chồng mua)
11. Ai là người gây ảnh hưởng dán tiếp đến quyết định mua hàng? (người nổi tiếng, bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp)
12. Ai là người sử dụng? (mẹ mua, con sử dụng)
2. Nhóm câu hỏi WHAT
Đây là những câu hỏi liên quan tới đời sống của khách hàng
13. Khách hàng đang gặp những vấn đề gì mà sản phẩm của chúng ta có thể giải quyết?
14. Nếu sử dụng sản phẩm/dịch vụ của chúng ta thì khách hàng sẽ gặp khó khăn gì trong thời gian đầu?
15. Đâu là rào cản khiến khách hàng chưa sử dụng sản phẩm của chúng ta?
16. Điều gì có thể khiến khách hàng ra quyết định mua hàng nhanh hơn? (giảm giá, số lượng hạn chế, ưu đãi đặc biệt,…)
17. Khách hàng thích sản phẩm như thế nào? (cách đóng gói, bao bì, thiết kế sản phẩm/dịch vụ)
18. Khách hàng có thú vui, sở thích gì?
3. Nhóm câu hỏi WHY
Đây là nhóm câu hỏi rất quan trọng, chúng ta cần đào sâu để tìm ra được động lực mua hàng chính của khách hàng (customer insight). Ở bước này chúng ta sẽ áp dụng phương pháp 5 whys, tức là hỏi why 5 lần liên tục dựa trên câu trả lời của những why phía trước.
19. Why 01: Tại sao khách hàng cần sản phẩm của chúng ta? -> lý do 01
20. Why 02: tại sao khách hàng cần phải giải quyết lý do 01? -> lý do 02
21. Why 03: tại sao khách hàng cần phải giải quyết lý do 02? -> lý do 03
22. Why 04: tại sao khách hàng cần phải giải quyết lý do 03? -> lý do 04
23. Why 05: tại sao khách hàng cần phải giải quyết lý do 04? -> lý do 05
4. Nhóm câu hỏi WHERE
24. Khách hàng hay mua hàng ở đâu? Trả lời câu hỏi này giúp chúng ta có thể chọn điểm phân phối hàng hóa/dịch vụ phù hợp.
25. Khách hàng hay sử dụng sản phẩm ở đâu? Trả lời câu hỏi này giúp chúng ta thiết kế sản phẩm phù hợp hơn. Ví dụ: khách mua bánh mỳ ở gần chợ, nhưng tới văn phòng mới ăn. Vậy chúng ta có cách nào làm cho ổ bánh mỳ vẫn nóng, vẫn giòn trong suốt thời gian di chuyển đó không?
26. Khách hàng sinh sống ở đâu?
27. Nơi làm việc của khách hàng ở đâu?
28. Khách hàng đọc tin tức ở đâu? Trả lời câu hỏi này giúp chúng ta biết nơi để tiếp cận, cung cấp thông tin cho khách hàng.
29. Khách hàng giải trí ở đâu?
30. Khách hàng hay đi đâu du lịch?
31. Khách hàng học ở đâu?
5. Nhóm câu hỏi WHEN
32. Khi nào khách hàng có nhu cầu mua hàng?
33. Khi nào khách hàng dùng hết sản phẩm và có nhu cầu mua lại?
34. Khách hàng hay mua hàng vào khoảng thời gian nào?
35. Khi nào khách hàng mới sử dụng sản phẩm?
36. Khi nào thuận tiện nhất để khách hàng nhận hàng?
37. Khi nào thì khách hàng sẽ tìm kiếm thông tin?
6. Nhóm câu hỏi HOW
38. Khách hàng mua hàng như thế nào? (mua một lần, mua nhiều lần, mua theo lộ trình…)
39. Khách hàng thanh toán như thế nào? (tiền mặt, chuyển khoản, thanh toán trực tuyến, trả sau…)
7. Nhóm câu hỏi HOW MANY / HOW MUCH
40. Khách hàng mua bao nhiêu sản phẩm trong 1 lần mua?
41. Khách hàng sẵn sàng mua với giá bao nhiêu, sẵn sàng trả bao nhiêu cho 1 sản phẩm?
42. Khách hàng sẵn sàng trả bao nhiêu cho 1 lần mua hàng?
43. Khách hàng mua bao nhiêu sản phẩm trong suốt vòng đời khách hàng với doanh nghiệp?
Theo ghi nhận của nhóm phóng viên thực tế tại công trường dự án Hinode City 201 Minh Khai sáng ngày 25/12/2017, mọi công tác chuẩn bị cho buổi lễ khai trương văn phòng bán hàng của dự án đang được thực hiện khá gấp rút đảm bảo kịp tiến độ thời gian đề ra.
Tổng công ty cổ phần xây dựng và thương mại Vietracimex xin trân trọng thông báo gửi tới Quý nhà đầu tư đang tìm hiểu thông tin về dự án Hinode City tại số 201 Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội.
Mang phong cách thiết kế của Nhật Bản dưới bàn tay của đội ngũ kiến trúc sư tài bà mỗi căn hộ của chung cư Hinode City Minh Khai đều toát lên được vẻ đẹp sang trọng, tiện nghi xứng tầm đẳng cấp cho chủ sở hữu.
Hinode City là tổ hợp căn hộ trung tâm thương mại cao cấp mang phong cách Nhật Bản ngay tại trung tâm quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Với kiến trúc độc đáo, tinh tế, cảnh quan đậm màu sắc văn hóa phương Đông, hệ thống tiện ích đa dạng và hiện đại, Hinode City đã kiến tạo nên một không gian sống mới – chất lượng – tiện nghi mang hơi thở Nhật Bản.
Khu căn hộ đẳng cấp Hinode City là một trong những sản phẩm bất động sản tiểu biểu trong năm 2018, sở hữu giấy tờ pháp lý đây đủ đảm bảo được tối đa quyền lợi cho người mua nhà, đồng thời ngay trong đợt mở bán đầu tiên Chủ đầu tư cũng dành nhiều ưu đãi đặc biệt cho khách hàng khi mua căn hộ tại dự án 201 Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Chung cư Hinode City là một trong những siêu dự án tổ hợp văn phòng và căn hộ cao cấp bậc nhất nằm ngay trong trung tâm Thủ Đô, được đầu tư và xây dựng bởi Tổng Công ty CP Thương mại Xây dựng Vietracimex, đơn vị uy tín có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực bất động sản chắc chắn sẽ triển cam kết mang đến cho khách hàng những đột phá mới về phong cách sống và luôn tạo ra sự khác biệt trong chất lượng tại dự án Hinode City 201 Minh Khai.